Đối với mỗi loại chất liệu khác nhau sẽ có những quy trình vệ sinh riêng cho từng loại, đảm bảo tính sạch sẽ và an toàn nhất đối với chúng. Dưới đây là quy trình vệ sinh ghế sofa theo chất liệu mà bạn có thể tham khảo từ chúng tôi.
Quy trình giặt ghế sofa da
Các loại vết bẩn đặc trưng và phổ biến trên ghế sofa da đó là bụi bẩn, mồ hôi, dầu mỡ, mực, đồ uống
Đối với việc vệ sinh chúng số lượng ít bạn có thể sử dụng dấm, rượu trắng, khăn ẩm làm sạch hàng ngày là ghế sẽ sáng và sạch. Đối với trường hợp các vết bẩn này để lâu có thể thấm sâu vào da tạo thành các vết ố, loang lổ và khó sạch, nhiều khách hàng không có kinh nghiệm sử dụng các loại hóa chất không phù hợp và phương pháp làm sạch không đúng có thể làm nổ, xầy xước, mất màu da.
Làm mất thẩm mỹ của những chiếc ghế đắt tiền chính vì vậy nếu gặp các trường hợp này bạn có thể tham khảo dịch vụ giặt ghế dành riêng cho loại ghế da của chúng tôi.
Bước 1: Sử dụng máy hút bụi mini hoặc công nghiệp hút sạch sẽ bụi bẩn trên mặt ghế, các khe kẽ góc cạnh một cách chi tiết.
Bước 2: Dùng hóa chất trung tính phù hợp dành riêng cho vệ sinh ghế sofa da (có khả năng làm bong vết bẩn và khử khuẩn) phun lên bề mặt da, đợi 6 phút cho hóa chất có tác dụng sau đó dùng bông chà, chà toàn bộ bề mặt ghế sao cho sạch sẽ hoàn toàn. Lưu ý nên chà nhẹ và từ từ từng vùng một và chi tiết tránh bỏ sót.
Bước 3: Sử dụng máy hút bụi, hút lại một lần nữa cho sạch sẽ hóa chất trên bề mặt ghế.
Bước 4: Phun hóa chất phủ bóng lên toàn bộ bề mặt ghế, dùng mút xốp nhẹ nhàng thoa sao cho hóa chất phủ kín bề mặt và thấm dần vào bề mặt da, bước này nên làm cẩn thận từng chút một, sau đó dùng máy thổi, thổi khô toàn bộ ghế. Ưu điểm của hóa chất phủ bóng đó là làm cho bề mặt da sáng bóng, da mềm mại, đàn hồi tốt, hạn chế mồ hôi, vết bẩn, dầu mỡ dính và thấm vào da.
Với cách làm này, bạn có thể sử dụng ghế luôn ngay sau khi giặt 1 giờ đồng hồ như bình thường và không phải lo lắng điều gì.
Quy trình giặt ghế sofa vải
Đối với ghế sofa vải cách thức vệ sinh đơn giản hơn đối với ghế da do chất liệu bền hơn với hóa chất chính vì vậy cách làm sạch có tốc độ nhanh hơn. Và đối với ghế sofa vải có hai loại chính đó là ghế có vỏ bọc rời có thể tháo bằng khóa và loại ghế bỏ bọc liền. Đối với 2 loại bọc này cách vệ sinh cũng phải phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất:
Đối với vỏ bọc rời
Bước 1: Tháo rời vỏ bọc ghế, sử dụng máy hút bụi hút sạch sẽ bụi bẩn.
Bước 2: Sử lý các vết bẩn khó sạch (ố, nấm mốc, mực, chè, cafe,…) trên vỏ ghế bằng hóa chất chuyên dụng
Bước 3: Mang vỏ ghế đi giặt khoảng 10 phút bằng tay hoặc máy giặt sau đó hút nước và thổi khô.
Bước 4: Vệ sinh và hút bụi phần ruột ghế từng ngóc ngách, khe cạnh chi tiết.
Bước 5: Sau khi vỏ ghế đã khô và ruột ghế được vệ sinh kỹ càng bọc lại.
Đối với vỏ bọc liền
Bước 1: Hút bụi sạch sẽ một lượt toàn bộ bề mặt ghế nhất là các khe, góc.
Bước 2: Khoanh vùng các vị trí có các vết bẩn cứng đầu và sử dụng hóa chất chuyên dụng làm sạch chúng trước.
Bước 3: Phun dung dịch hóa chất làm sạch lên toàn bộ bề mặt ghế bằng bình xịt và đợi khoảng 5 – 10 phút cho hóa chất thấm đều (lưu ý là hóa chất phải có tác dụng làm sạch, khử khuẩn hiệu quả, tạo bọt và không dính sau khi làm sạch, không ảnh hưởng đến người sử dụng và đạt chuẩn).
Bước 4: Dùng bàn chải, chà đều toàn bộ mặt ghế một cách kỹ lưỡng nhằm đánh tan mọi vết bẩn và sạch sẽ không bỏ sót vị trí nào.
Bước 5: Sử dụng máy hút bụi công suất lớn hút sạch sẽ hóa chất, nước giặt trên ghế sao cho khô khoảng 80% là đạt yêu cầu.
Bước 6: Dùng máy thổi công suất lớn thôi khô toàn bộ ghế.
Với cách này bạn có thể sử dụng ngay sau 2h khi giặt một cách bình thường.
Quy trình giặt ghế sofa nỉ
Quy trình giặt ghế sofa nỉ cũng gần tương tự với cách vệ sinh ghế sofa vải vỏ bọc liền, lưu ý là đối với từng loại nỉ khác nhau chúng ta cần sử dụng hóa chất phù hợp. Ngoài ra với riêng ghế nỉ chúng ta có thể áp dụng phương pháp máy chà cầm thay thay vì chà thường với đầu chà mềm phù hợp.